Việt Nam Danh_sách_nạn_sùng_bái_cá_nhân

Tượng Hồ Chí Minh đặt trước Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Chính quyền Việt Nam liên tục duy trì việc sùng bái cá nhân quanh Hồ Chí Minh từ thập niên 1950 ở miền Bắc, và sau đó nó được mở rộng đến miền Nam sau khi thống nhất đất nước, nó được coi là một phần quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Đảng xung quanh Hồ Chí Minh và quá khứ của Đảng. Di hài của Hồ Chí Minh được bảo quản trong một lăng mộ đồ sộ, tranh hoặc tượng Hồ Chí Minh thường xuyên được đặt tại các nơi trang trọng trong các trường học và các địa danh công cộng. Hồ Chí Minh thậm chí còn được tôn vinh là một vị thánh tôn giáo, như một "vị thánh bất tử" của Đảng Cộng sản Việt Nam, và một số người Việt Nam đã "thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nhà".[22][23]

Thủ đô cũ của Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn, đã chính thức đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 5 năm 1975, một ngày sau khi chính thức chấm dứt Chiến tranh Việt Nam.[22]

Chính quyền Việt Nam nhạy cảm với bất cứ điều gì có thể gây tranh cãi đối với tiểu sử chính thức của ông. Điều này bao gồm các tài liệu tham khảo về đời sống tình cảm cá nhân của Hồ Chí Minh, mà có thể làm mất đi hình ảnh của vị "cha già cách mạng" tận tụy,"người độc thân suốt đời, chỉ kết hôn với sự nghiệp cách mạng".[24] William Duiker trong tác phẩm Ho Chi Minh: A Life (2000) đã nói về các mối quan hệ tình cảm riêng tư của Hồ Chí Minh. Chính phủ Việt Nam đã tìm cách cắt bớt bản dịch tiếng Việt của tác phẩm này với lý do "nội dung không phù hợp"[25] và cấm phân phối một số ra của Tạp chí kinh tế Viễn Đông, mà đã có một bài viết nhỏ về nội dung Hồ Chí Minh có vợ gây tranh cãi.[25]

Ý kiến, các ấn phẩm và chương trình phát sóng nêu ra các sai lầm quan trọng hoặc tình cảm cá nhân của Hồ Chí Minh bị cấm ở Việt Nam. Năm 1992, Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Vũ Kim Hạnh bị đình chỉ chức vụ Tổng Biên tập sau khi đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của Hồ Chí Minh, như việc ông đã từng có vợ là người Trung Quốc.[26]